[tintuc]
Đa số những toà nhà trên phố phường giống nhau đến mức chẳng phải anh em sinh đôi thì cũng cùng một cha một mẹ. Vì sao góc nhà bao giờ cũng phải là góc vuông? Vì sao các toà nhà văn phong cứ phải “nghiêm túc” như những hộp diêm? Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.
Dưới đây là những ngôi nhà được cho là độc đáo nhất thế giới.
1. Nhà hình giỏ (Mỹ, Newark)
Ý tưởng xây dựng một toà nhà làm việc, thoạt nhìn như một chiếc giỏ đi chợ khổng lồ thuộc về Lavy Longaberger, người sáng lập công ty chuyên sản xuất giỏ và các đồ dùng trong nhà. Việc xây dựng hoàn thành vào năm 1997 và toà nhà trở thành trụ sở của công ty Longaberger.
Chiều cao của toà nhà chỉ khoảng 24 mét. ”Quai giỏ” nặng 75 tấn. Bên trong “quai giỏ” có lắp các thiết bị sưởi ầm, khiến băng tuyết không đọng lại được và không đổ xuống sàn bằng kính, diện tích 418 mét vuông. Kiến trúc sư cố gắng làm những cửa sổ có kích thước tối đa: chiều rộng những cửa sổ là 4,87m, cao 1,83m. Bên trong toà nhà trang trí những tấm kính màu xanh da trời và xanh lá cây. Ánh sáng được tận dụng để rọi vào làm nổi bật các đồ sứ mỹ thuật của hãng Longaberger.
2. Nhà nhảy múa (Praha, Czech)
Toà nhà văn phòng này nằm ở trung tâm Prague, gần khách sạn InterContinental. Hai người cùng hợp tác thiết kế là kiến trúc sư Tiệp Vlado Milunish và kiến trúc sư Canada Frank Harry. Khởi công năm1992, đến năm 1996 thì hoàn thành.
Nó khác hẳn những ngôi nhà bên cạnh và đặc trưng cho Prague, không theo trường phái Tân ba-rôc (Neobarocco), cũng chẳng là Tân gôtích (Neogothics) hay Tân nghệ thuật (Novel Art) nói chung. Cựu Tổng thống Vaclav Havel lúc đó rất ủng hộ những ý tưởng độc đáo này. Đầu tiên, ngôi nhà dự kiến mang tên “Fred và Ginger” để tôn vinh đôi bạn nhảy thiên tài người Mỹ là Fred Astaire và Ginger Rodgers.
3. Nhà dương cầm (Hoài Nam, Trung Quốc)
Trong những năm qua, tại Trung Quốc mọc lên ngày càng nhiều những dự án kiến trúc khác lạ, không nhàm chán ngôi nhà có hình dạng một chiếc đàn dương cầm và tựa vào nó là chiếc vĩ cầm được xây dựng vào năm 2007. Từ đó nó trở thành biểu tượng của thành phố Hoài Nam (Хуайнан). Từng bậc cầu thang trong tòa nhà được trang trí bằng những chiếc vĩ cầm bằng pha lê, đưa khán giả lên tham quan một Phòng triển lãm nghệ thuật bố trí trong “ruột” của chiếc dương cầm khổng lồ.
4. Thư viện bang Kansas (Hoa Kỳ)
Кhông chỉ thư viện gia đình mới đẹp và độc đáo, mà thư viện công cộng cũng có thể như vậy. Thư viện bang Kansas (Mỹ) là một tòa nhà giống như một cái giá xếp sách vĩ đại. Những người tìm ý tưởng cho dự án đã tiến hành một cuộc lấy ý kiến rộng rãi những người dân sống trong bang là theo quan điểm của họ những tác phẩm nào được coi là hay nhất để đưa vào bản thiết kế. Chính những quyển sách đó, chính xác hơn là phiên bản phóng to của chúng đã trang trí cho mặt tiền của thư viện.
5. Nhà robot (Bangkok, Thái Lan)
Tòa nhà có dạng một chú robot tọa lạc tại Bangkok, trong khu hành chính Satorn. Bên trong “robot” có hội sở của Bank of Asia – một trong các chi nhánh của United Oversea. Theo ý tưởng của ban lãnh đạo, thiết kế của tòa nhà phải là biểu tượng của sự tin học hóa hệ thống ngân hàng. Trên cơ sở của gợi ý ấy, Ngân hàng đã thuê kiến trúc sư trưởng dự án là Sumet Djumsai. Ông chọn robot để thể hiện ý tưởng này.
Còn vì sao Djumsai lại nghĩ ra chính chú robot? Chẳng là lúc ông đang nghĩ tìm một hình ảnh cho bản thiết kế thì chợt thấy cậu con trai của mình chơi một đồ chơi robot.
6. Ngôi nhà xanh (Rotterdam, Hà Lan)
Ngôi nhà cũ kỹ này từ lâu lắm chỉ là ngôi nhà hoang không người ở, và cũng chẳng biết chủ nhân là ai, nằm trên khu phố cổ Delfshaven ở trạng thái đổ nát. Chính quyền địa phương muốn giải tỏa cái cảnh điêu tàn chướng mắt này. Để tách rời các khối nhà cần phải mang đi, thì có người đề xuất sơn nó thành màu xanh da trời. Hoá ra sự độc đáo của ngôi nhà lại thu hút du khách và chẳng bao lâu ngôi nhà lại trở thành một trong những đối tượng được chụp ảnh nhiều nhất tại Rotterdam. Thế là nó chẳng phải mang đi đâu nữa mà kiêu hãnh ở lại vị trí cũ của mình.
7. Ngôi nhà cong (Sopot, Ba Lan)
Để xây dựng một tòa nhà “co quắp”, vặn vẹo, kiến trúc sư Dahlberg đã tìm cảm hứng từ hình minh họa những câu chuyện cổ tích của họa sĩ Jan Martin Szanser. Nhưng chức năng của ngôi nhà lại rất thực tế, chẳng có chút gì là huyền thoại. Nó là một phần của Trung tâm thương mại Rezydent. Diện tích sử dụng của nơi buôn bán lạ lùng nhất này ở Ba Lan lên tới 4.000 m2.
8. Ngôi nhà lộn ngược (Schimbark, Ba Lan)
Ngôi nhà úp ngược được xây dựng theo thiết kế của Daniel Shapeski. Ý đồ của kiến trúc sư là tại Ba Lan đã từng có một thời người ta làm mọi việc đều ngược với quy luật xã hội, tựa như đầu lại ở dưới chân. Lúc đầu dự kiến chỉ 3 tuần là xong, nào ngờ phải mất đến 114 ngày. Những người đến thăm kỳ quan này, thường bị đau đầu và buồn nôn. Nhiều người cảm thấy không chỉ ngôi nhà bị lật ngược mà cả từng vị trí đều chân lên đầu. Không thể sống trong ngôi nhà như vậy, thế nhưng du khách nào cũng tò mò muốn ghé qua.
[/tintuc]